Người bị tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết

15/05/2022
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ổn định đường huyết ở người bị tiểu đường. Một chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng đều nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân!

1. Người bị tiểu đường nên ăn gì?

 

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Người bị tiểu đường rất cần biết mình nên ăn gì, bổ sung thực phẩm như thế nào để cho phù hợp, giúp ổn định đường huyết. Những thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

  • Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...

2. Người bị tiểu đường nên dùng đông trùng hạ thảo

 

Người bị tiểu đường nên dùng đông trùng hạ thảo

Người bị tiểu đường nên dùng đông trùng hạ thảo

Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không? Câu trả lời là có. Không nói quá rằng đông trùng hạ thảo là thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường, bởi vì đông trùng hạ thảo giúp ổn định đường huyết, hỗ trị điều trị tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường như tim mạch, huyết áp, thận,...

Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với bệnh tiểu đường là vô cùng lớn. Bởi đông trùng hạ thảo là một trong những loại dược liệu giàu dinh dưỡng bậc nhất. Vì trong đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, D-mannitol, lipit, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Đông trùng hạ thảo có nhiều chất có hoạt tính sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA. Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin B12, A, C, B2 , E, K...).

Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với người tiểu đường bao gồm:

  • Thúc đẩy quá trình tạo ra insulin, để chuyển hóa carbohydrate cùng các mô mỡ và gan thành năng lượng ATP, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Nhờ vậy, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định.
  • Giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng mà không tạo nên tác dụng phụ hay ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bệnh.
  • Hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy thận, đột quỵ

Tiểu đường là một trong các bệnh thuộc hội chứng chuyển hóa. Người bệnh tiểu đường thường mắc kèm các rối loạn chuyển hóa khác như tăng huyết áp, mỡ máu cao… Adenosine có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu, tăng tuần hoàn máu qua đó bảo vệ tim và hạn chế các biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.

 

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TASHI

Đông trùng hạ thảo Tashi được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ.

đông trùng hạ thảo tốt cho người bị tiểu đường

Quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ:

🌏 Website : https://tashivietnam.com/

📌 Fanpage : https://www.facebook.com/tashivn

📌 Youtube : Đông trùng hạ thảo Tashi

☎ Hotline :  0916.021.909

📌 Địa chỉ : Số 26 ngõ 134 đường Hòa Bình, P. Yên Nghĩa, Q. Hà Đông, Tp Hà Nội

 

3. Những lợi ích của chế độ ăn hợp lý với người bị tiểu đường

 

Những lợi ích của chế độ ăn hợp lý với người bị tiểu đường

Những lợi ích của chế độ ăn hợp lý với người bị tiểu đường

Ngoài việc dùng thuốc điều trị kiểm soát glucose máu thì có chế độ ăn uống hợp lý góp phần rất nhiều cho người bị tiểu đường:

  • Duy trì sức khoẻ cho bệnh nhân, tránh bị thiểu dưỡng do ăn uống quá kiêng khem. Trên thực tế có một số bệnh nhân khi bị tiểu đường rất sợ ăn, kiêng khem nhiều và không dám ăn nhiều loại thực phẩm, lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
  • Tránh tăng đường huyết quá mức do không biết chọn thực phẩm. ăn ít cơm nhưng lại ăn nhiều miến, hoặc ăn quá nhiều khoai củ. Tất cả là do thiếu kiến thức về giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm gây nên vì không được tư vấn làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị bệnh.
  • Hạn chế được việc dùng thuốc: nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống đúng sẽ làm glucose máu của bệnh nhân không tăng thêm và hạn chế phải dùng thêm thuốc hoặc không phải dùng thuốc nếu chưa có đái tháo đường lâm sàng
  • Hạn chế các biến chứng: chế độ ăn hạn chế glucose sẽ góp phần hạn chế các biến chứng xảy ra. Các tác giả cho rằng khi glucose máu quá cao thì rất dễ xuất hiện các biến chứng cấp tính.

4. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

  • Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.
  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Duy trì được cân nặng lý tưởng.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận...
  • Phù hợp với thói quen ăn uống (food habit) của bệnh nhân.

5. Những điều cần chú ý cho bữa ăn của người bị tiểu đường

 

 Những điều cần chú ý cho bữa ăn của người bị tiểu đường

Những điều cần chú ý cho bữa ăn của người bị tiểu đường

  • Chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, ngoài 3 bữa chính là sáng - trưa - tối, bệnh nhân nên có thêm các bữa phụ vào giữa buổi sáng và buổi trưa, giữa buổi trưa và buổi tối, trước khi đi ngủ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp ổn định đường huyết, không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn và không bị hạ thấp khi đói.
  • Bệnh nhân đái tháo đường: Nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (Gl) thấp như là: gạo lứt, khoai củ (tuy nhiên không ăn khoai bỏ lò, khoai nướng), rau xanh (400g/ngày) và các loại hoa quả ít ngọt như: ổi, thanh long, bưởi, táo, cam gọt vỏ không vắt nước uống.
  • Trong chế độ ăn nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa có đường, nước ngọt, các loại hoa quả ngọt như: chuối, nhãn, xoài, mít, na,...
  • Trong quá trình chế biến không nên cắt, thái thực phẩm quá nhỏ, không nên nấu, ninh thực phẩm quá nhừ. Bởi nếu làm như vậy thực phẩm sẽ nhanh chóng được tiêu hóa, hấp thụ sẽ làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và hạ đường huyết khi đói, khi cách xa bữa ăn.
  • Bệnh nhân đái tháo đường cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho cân nặng không nhỏ hơn chiều cao bình phương x 20 và không lớn hơn chiều cao bình phương x 22. Cần theo dõi cân nặng để có thể điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
  • Trong chế độ ăn vẫn cần phải cung cấp đầy đủ các chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Các bài viết khác

Công dụng của đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ
29/06/2023

Công dụng của đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ

Nhiều người cho rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt cho nam giới, nhưng lại không biết công dụng của đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ cũng là rất tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm
Người ăn chay có nên dùng đông trùng hạ thảo?
26/06/2023

Người ăn chay có nên dùng đông trùng hạ thảo?

Đông trùng hạ thảo được nhắc tới là “thần dược” với nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Nhưng nó có nguồn gốc từ cả động vật và thực vật. Vì vậy, nhiều người ăn chay còn băn khoăn có nên sử dụng đông trùng hạ thảo hay không. Hãy cùng tìm hiểu xem người ăn chay có nên dùng đông trùng hạ thảo trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm
Những người không phù hợp sử dụng mật ong
24/06/2023

Những người không phù hợp sử dụng mật ong

Mật ong được coi là một trong những thực phẩm có lợi rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng cũng tốt, thậm chí với một số đối tượng, mật ong có thể gây nguy hại cho cơ thể. Vậy hãy cùng tìm hiểu những người không phù hợp sử dụng mật ong trong bài viết sau.

Xem thêm
Đông trùng hạ thảo thuần chay là gì?
23/06/2023

Đông trùng hạ thảo thuần chay là gì?

Đông trùng hạ thảo thuần chay là gì? Đông trùng hạ thảo thuần chay là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất hoàn toàn từ thực vật. Nhằm mục đích phục vụ cho những người đang muốn sử dụng đồ chay, hay những người bị ung thư mà không muốn dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Hãy cùng tìm hiểu thêm về Đông trùng hạ thảo thuần chay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm
Chat Zalo

0916021909