Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào?

14/07/2021
Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống, khi không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, v.v.... Hệ miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi tiếp xúc với mầm bệnh. Hệ miễn dịch ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Điều quan trọng là hệ miễn dịch có thể phân biệt mô của cơ thể với mô ngoại lai. Các tế bào chết hay hỏng cũng được hệ miễn dịch nhận ra và loại bỏ.

1. Phân loại hệ miễn dịch

 

hệ miễn dịch hoạt động như thế nào

 

Mỗi người có khả năng miễn dịch khác nhau, nhưng theo nguyên tắc chung là nó sẽ hoạt động tốt hơn khi trưởng thành. Đó cũng chính là lý do mà các thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng mắc bệnh ít hơn trẻ nhỏ.

Mỗi khi kháng thể được tạo ra, bản sao của nó vẫn lưu lại trong cơ thể để nếu cùng một kháng nguyên xuất hiện trở lại, nó có thể tiêu diệt nhanh hơn. Đó là lý do tại sao với một số bệnh như thủy đậu bạn chỉ bị nhiễm một lần. Điều này được gọi là miễn dịch.

Có ba loại miễn dịch ở cơ thể người là bẩm sinh, thích nghi và thụ động:

1.1 Miễn dịch bẩm sinh

Mỗi người khi được sinh ra đều có một lượng miễn dịch nhất định. Hệ thống miễn dịch của con người cũng tương tự như của nhiều loài động vật, dùng để tấn công các yếu tố gây hại ngay khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch bẩm sinh này như một tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh - chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.

Phản ứng này là cơ bản và không đặc hiệu. Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ thống miễn dịch bẩm sinh thì quá trình miễn dịch thích nghi hoặc mắc phải sẽ diễn ra.

1.2 Miễn dịch thích ứng

Miễn dịch thích ứng sẽ bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi con người tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vắc-xin là lúc chúng ta tự tạo ra một lượng kháng thể vừa đủ để chống lại các mầm bệnh khác nhau. Đây được gọi là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch, bởi vì hệ thống miễn dịch có khả năng nhớ những kẻ thù trước đó.

1.3 Miễn dịch thụ động

Loại miễn dịch này được "mượn" từ một nguồn khác, nhưng nó không tồn tại được trong thời gian dài. Chẳng hạn, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

Tiêm chủng là quá trình đưa vào cơ thể các kháng nguyên hoặc mầm bệnh suy yếu nhưng vẫn tạo ra được kháng thể. Bởi vì cơ thể lưu lại các bản sao của kháng thể, có tác dụng bảo vệ nếu mối đe dọa xuất hiện lại sau này.

2. Một số tế bào chính trong hệ miễn dịch

 

cách hệ miễn dịch hoạt động

 

2.1 Tế bào bạch cầu

Tế bào bạch cầu, hay còn được gọi là bạch cầu. Bạch cầu lưu thông trong các mạch máu và các mạch bạch huyết song song với các tĩnh mạch và động mạch. Các tế bào bạch cầu tuần tra liên tục và tìm kiếm mầm bệnh. Khi thấy mục tiêu, chúng bắt đầu nhân lên và gửi tín hiệu đến các loại tế bào khác. Các bạch cầu được lưu trữ ở các cơ quan bạch huyết, bao gồm:

  • Tuyến ức - một tuyến giữa phổi và ngay dưới cổ.
  • Lách - một cơ quan lọc máu, nằm ở phía trên bên trái của bụng.
  • Tủy xương – nằm ở trung tâm của xương, tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Các hạch bạch huyết - Các tuyến nhỏ ở khắp cơ thể, được liên kết bởi các mạch bạch huyết.

Có hai loại bạch cầu chính:

Loại 1: Đại thực bào

Những tế bào này bao quanh và hấp thụ mầm bệnh và phá vỡ, ăn chúng một cách hiệu quả. Có một số loại, bao gồm:

  • Bạch cầu trung tính - đây là loại thực bào phổ biến nhất và có xu hướng tấn công vi khuẩn.
  • Bạch cầu đơn nhân - đây là loại lớn nhất và có một số vai trò.
  • Đại thực bào - truy tìm mầm bệnh, đồng thời loại bỏ các tế bào chết.
  • Tế bào mastocyte - giúp chữa lành vết thương và chống lại mầm bệnh.

Loại 2: Tế bào lympho

Tế bào lympho giúp cơ thể ghi nhớ những bệnh trước đây đã gặp phải và nhận biết nếu chúng quay lại tấn công lần nữa.

Tế bào lympho sinh ra trong tủy xương. Một số ở lại tủy và phát triển thành tế bào lympho B, số khác đi đến tuyến ức và trở thành tế bào lympho T. Hai loại tế bào này có vai trò khác nhau:

  • Tế bào lympho B - tạo ra kháng thể, đồng thời cảnh báo các tế bào lympho T.
  • Tế bào lympho T - phá hủy các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, đồng thời cảnh báo các bạch cầu khác.

 

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TASHI

Đông trùng hạ thảo Tashi được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ.

Quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ:

🌏 Website : https://tashivietnam.com/

📌 Fanpage : https://www.facebook.com/tashivn

📌 Youtube : Đông trùng hạ thảo Tashi

☎ Hotline :  0916.021.909

📌 Địa chỉ : Số 26 ngõ 134 đường Hòa Bình, P. Yên Nghĩa, Q. Hà Đông, Tp Hà Nội

 

3. Vai trò của các tế bào

3.1. Vai trò của tế bào lympho B

Khi tế bào lympho B phát hiện ra kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra kháng thể.

Kháng thể là các protein đặc biệt để khóa lại các kháng nguyên.

Mỗi tế bào B tạo ra một kháng thể cụ thể. Ví dụ, một tế bào có thể tạo ra một kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm phổi và tế bào khác có thể nhận ra vi-rút cảm lạnh thông thường.

Kháng thể là một phần của nhóm các hóa chất gọi là immunoglobulin, đóng nhiều vai trò trong phản ứng miễn dịch:

  • Immunoglobulin G (IgG) - đánh dấu các vi khuẩn để các tế bào khác có thể nhận ra và đối phó với chúng.
  • IgM - tiêu diệt vi khuẩn.
  • IgA - tập hợp trong chất dịch, chẳng hạn như nước mắt và nước bọt, bảo vệ các cửa vào cơ thể.
  • IgE - chống lại ký sinh trùng và cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng.
  • IgD - duy trì liên kết với tế bào lympho B, giúp bắt đầu tạo ra phản ứng miễn dịch.

Kháng thể bám vào kháng nguyên, nhưng không tiêu diệt, mà chỉ đánh dấu.

Việc tiêu diệt là công việc của các tế bào khác, chẳng hạn như thực bào.

3.2. Vai trò của tế bào lympho T

Có nhiều loại tế bào lympho T khác nhau:

  • Các tế bào Helper T (tế bào lympho T giúp đỡ) - phối hợp các phản ứng miễn dịch.

Một số giao tiếp với các tế bào khác, và một số kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn. Những số khác thu hút thêm nhiều tế bào T hoặc thực bào ăn tế bào.

  • Các tế bào Killer T (tế bào lympho T gây độc tế bào) - như tên gọi, các tế bào T này tấn công các tế bào khác, đặc biệt hữu ích để chống lại virus. Chúng hoạt động bằng cách nhận ra các phần nhỏ của virus ở bên ngoài các tế bào bị nhiễm bệnh và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.

4. Tăng cường hệ miễn dịch bằng đông trùng hạ thảo

 

 

Trong Đông trùng hạ thảo có chứa thành phần protein và 17 loại axit amin, vitamin, khoáng chất, vi lượng vì vậy đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt đối với hệ miễn dịch. Các thành phần này có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng số lượng bạch cầu, điều tiết phản ứng đáp tế bào lympho, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Điều này cực kỳ có ý nghĩa với các bệnh nhân bị suy giảm khả năng miễn dịch như: bệnh nhân ung thư, viêm gan B, HIV,…

Đối với các trường hợp tăng miễn dịch quá cao như bệnh bạch cầu hoặc các bệnh thấp khớp thì khi dùng đông trùng hạ thảo cho thấy số lượng và tác động của bạch cầu trong máu giảm và số lượng hồng cầu tăng.

Chất Cordyceps polysaccharide trong Đông trùng Hạ thảo có tác dụng kích thích sản sinh tế bào bạch huyết (tế bào lympho T) và tế bào B. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng được ghi nhận có tác dụng đối với các tế bào  Monocyte và Macrophage, tế bào lympho T, tế bào lympho B và tế bào NK. Cordyceps polysaccharide là một loại chất tăng cường khả năng miễn dịch có phạm vi thích ứng tương đối rộng. Hợp chất này có hiệu quả tích cực trong tăng cường sức đề kháng, cải thiện các chức năng của cơ thể, có tác dụng hỗ trợ làm chậm quá trình suy thoái và lão hóa.

Các bài viết khác

Công dụng của đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ
29/06/2023

Công dụng của đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ

Nhiều người cho rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt cho nam giới, nhưng lại không biết công dụng của đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ cũng là rất tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm
Người ăn chay có nên dùng đông trùng hạ thảo?
26/06/2023

Người ăn chay có nên dùng đông trùng hạ thảo?

Đông trùng hạ thảo được nhắc tới là “thần dược” với nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Nhưng nó có nguồn gốc từ cả động vật và thực vật. Vì vậy, nhiều người ăn chay còn băn khoăn có nên sử dụng đông trùng hạ thảo hay không. Hãy cùng tìm hiểu xem người ăn chay có nên dùng đông trùng hạ thảo trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm
Những người không phù hợp sử dụng mật ong
24/06/2023

Những người không phù hợp sử dụng mật ong

Mật ong được coi là một trong những thực phẩm có lợi rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng cũng tốt, thậm chí với một số đối tượng, mật ong có thể gây nguy hại cho cơ thể. Vậy hãy cùng tìm hiểu những người không phù hợp sử dụng mật ong trong bài viết sau.

Xem thêm
Đông trùng hạ thảo thuần chay là gì?
23/06/2023

Đông trùng hạ thảo thuần chay là gì?

Đông trùng hạ thảo thuần chay là gì? Đông trùng hạ thảo thuần chay là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất hoàn toàn từ thực vật. Nhằm mục đích phục vụ cho những người đang muốn sử dụng đồ chay, hay những người bị ung thư mà không muốn dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Hãy cùng tìm hiểu thêm về Đông trùng hạ thảo thuần chay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm

0916021909